Khi mà nền công nghiệp ngày càng phát triển thì sẽ có thêm càng nhiều phát minh khoa học phục vụ cuộc sống hơn. Một trong số đó là việc ứng dụng những thành tựu khoa học đó vào các dụng cụ nhà bếp, chính nhờ điều này đã tạo ra nhiều loại chất liệu xoong nồi chảo hơn. Để hiểu rõ hơn về những loại vật liệu này, chúng tôi mời bạn đến với bài viết sau để có thêm hiểu biết về những vật dụng bạn vẫn sử dụng hàng ngày nhé.
1. Nồi xoong, chảo chống dính bằng nhôm
Ưu điểm: Nhẹ, tỏa nhiệt đều, nấu thức ăn chín nhanh. Giá sản phẩm rẻ.
Nhược điểm: Khi đun nấu không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe như phản ứng với muối, axit nhẹ làm đổi mầu thức ăn. Nồi xoong hay bị méo bẹp, sần sùi và kết mảng bám.
2. Nồi xoong bằng inox
Ưu điểm: Bền, sáng bóng, sạch sẽ, không bị gỉ sét, dễ cọ rửa. Chất liệu inox tốt sẽ an toàn cho sức khỏe khi đun nấu.
Nhược điểm: Dẫn nhiệt kém, đun nấu không nhanh như nhôm. Một số loại có thể sử dụng trên bếp từ.
3. Nồi xoong bằng hợp kim
Ưu điểm: Mẫu mã đẹp, nhẹ như nhôm, bền và chắc hơn inox, nhẹ, bền, không vỡ, dẫn nhiệt đều, không bị bong xước bề mặt, không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe do kim loại thôi nhiễm vào thức ăn.
Nhược điểm: Giá thành sản phẩm cao hơn so với inox và nhôm. Cọ rửa nhẹ nhành tránh dùng vật cứng, ráp.
4. Nồi xoong bằng thủy tinh
Ưu điểm: Thức ăn không bị cháy xém và đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong quá trình nấu.
Nhược điểm: Nặng, dễ vỡ, cọ rửa nhẹ nhàng và không chồng xếp lên nhau. Giá sản phẩm khá cao.
5. Nồi xoong bằng gang, gang tráng men
Ưu điểm: Chất liệu dày dặn, chắc. Hấp thụ và giữ nhiệt rất tốt, đều kể cả khi lửa nhỏ. Khá an toàn trong nấu nướng, chiên xào. Giá cả phù hợp.
Nhược điểm: Nồi gang tráng men giá đắt hơn sản phẩm nồi gang thường và các chất liệu nồi khác. Gang thường dễ bị gỉ sét.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.